HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021 đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật. Hoạt động của HĐND thành phố Hà Nội được Trung ương đánh giá là hình mẫu, điểm sáng về hoạt động của cơ quan dân cử, trong đó công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân là một điểm sáng được ghi nhận. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thường trực HĐND Thành phố đã ban hành Quy chế tiếp công dân của Thường trực HĐND và đại biểu HĐND Thành phố, đây là cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm vừa đảm bảo phát huy hiệu quả vừa đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân đã được Thường trực HĐND Thành phố rất quan tâm và xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của cơ quan dân cử.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, công tác tiếp dân, đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân được đổi mới theo hướng gần dân, sát dân và đôn đốc giải quyết dứt điểm các vụ việc để tồn đọng, kéo dài, Thường trực HĐND và đại biểu HĐND Thành phố đã thực hiện 1.734 buổi tiếp công dân theo định kỳ, tiếp nhận và xử lý trên 6.248 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, nhiều vụ việc có nội dung phức tạp, kéo dài nhiều năm đã được xem xét, đôn đốc giải quyết. Qua đó đã củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính quyền Thành phố, góp phần giữ vững và ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026 đã diễn ra thành công tốt đẹp, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã được kiện toàn bộ máy theo đúng quy định của Luật. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, kịp thời xử lý, thúc đẩy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến Chủ tịch HĐND Thành phố và đại biểu HĐND Thành phố, trên tinh thần kế thừa những kết quả đã đạt được, đồng thời tiếp tục đổi mới, sáng tạo để thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ được giao, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 99/QĐ-HĐND ngày 20/9/2021 về việc ban hành Quy chế tiếp công dân của Chủ tịch HĐND và đại biểu HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.

Đây là một văn bản pháp lý quan trọng, đã cụ thể hóa đầy đủ các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tiếp công dân năm 2013, Luật Tố cáo năm 2018 và các quy định pháp luật mới ban hành như Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại năm 2011, Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tố cáo 2018 về trách nhiệm của đại biểu HĐND trong việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, trong đó vị trí, vai trò của Chủ tịch HĐND Thành phố đã được nhấn mạnh, đề cao theo quy định của luật.

Quy chế tiếp công dân của Chủ tịch HĐND và đại biểu HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 gồm 4 Chương với 15 Điều đã quy định rõ chủ thể tiếp công dân là Chủ tịch HĐND và đại biểu HĐND Thành phố theo quy định tại Điều 107, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015; đồng thời quy định rõ hình thức, thời gian, địa điểm, quy trình tiếp công dân; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tham mưu phục vụ công tác tiếp công dân; nhất là vai trò của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND Thành phố, Văn phòng UBND Thành phố, Ban Tiếp công dân Thành phố, Thường trực HĐND các quận, huyện, thị xã và Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND Thành phố trong công tác tham mưu, phục vụ tiếp công dân. Nội dung chính của Quy chế như sau:

Chương I. Những quy định chung

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh. Làm rõ phạm vi điều chỉnh của Quy chế là hoạt động tiếp công dân và tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Chủ tịch HĐND, đại biểu HĐND Thành phố trong hoạt động tiếp công dân. 

Điều 2: Đối tượng điều chỉnh, bao gồm: Chủ tịch HĐND Thành phố, Thường trực HĐND Thành phố, Các Ban HĐND Thành phố; đại biểu HĐND Thành phố; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND Thành phố; UBND Thành phố; các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp thành phố Hà Nội.

Điều 3: Nguyên tắc tiếp công dân, được thực hiện theo đúng quy định tại Luật tiếp công dân năm 2013.

Điều 4: Trách nhiệm tiếp công dân và tổ chức tiếp công dân. Quy định nhằm làm rõ trách nhiệm tiếp công dân của Chủ tịch HĐND Thành phố, đại biểu HĐND Thành phố; trách  nhiệm của Phó Chủ tịch HĐND, Ủy viên Thường trực HĐND khi được Chủ tịch HĐND Thành phố ủy nhiệm tiếp công dân; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật .

Điều 5: Nơi tiếp công dân. Quy định rõ nơi tiếp công dân của Chủ tịch HĐND và của đại biểu HĐND nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 1, Điều 107, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; khoản 1 Điều 12 và khoản 1 Điều 22, Luật Tiếp công dân năm 2013.

Chương II. Tiếp công dân của Chủ tịch HĐND Thành phố

Điều 6: Hình thức, thời gian, địa điểm, thành phần tiếp công dân. Quy định rõ việc tiếp dân định kỳ theo quy định của Luật Tổ chức chức chính quyền địa phương năm 2015, đồng thời kế thừa việc tiếp dân theo vụ việc và được lồng ghép trong các buổi tiếp dân định kỳ.

Điều 7: Quy trình thực hiện tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch HĐND Thành phố. Nội dung này được xây dựng căn cứ vào thực tiễn công tác tiếp công dân trong nhiệm kỳ 2016-2021 và trên cơ sở quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật Tiếp công dân năm 2013.

Điều 8: Quy trình lựa chọn vụ việc tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch HĐND Thành phố. Quy định rõ trách nhiệm trong việc tham mưu lựa chọn vụ việc phục vụ Chủ tịch HĐND Thành phố tiếp công dân định kỳ theo vụ việc; căn cứ xây dựng quy trình dựa trên thực tiễn hoạt động tiếp công dân theo vụ việc của Thường trực HĐND khóa XV và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

Điều 9: Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc tham mưu, phối hợp, phục vụ hoạt động tiếp công dân của Chủ tịch HĐND Thành phố theo quy định của Luật.

Chương III. Tiếp công dân của đại biểu HĐND Thành phố

Điều 10: Hình thức, thời gian, địa điểm, thành phần tiếp công dân (đối với tiếp công dân của đại biểu). Quy định rõ các nội dung và đảm bảo đúng quy định của Luật Tổ chức chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Tiếp công dân năm 2013

Điều 11: Quy trình tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Nội dung này kế thừa quy định tại Quy chế tiếp công dân khóa XV tuy nhiên có bổ sung và mở rộng nội hàm của việc tiếp nhận và xử lý đơn của công dân, bao gồm cả đơn kiến nghị, phản ánh cũng như các nội dung đảm bảo đúng quy định pháp luật và quy trình xử lý hiện nay đang thực hiện; trách nhiệm của đại biểu HĐND Thành phố về tiếp công dân được quy định theo đúng Điều 95 Luật Tổ chức chức chính quyền địa phương năm 2015.

Điều 12: Trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND Thành phố trong hoạt động tiếp công dân. Quy định rõ trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND Thành phố theo quy định của Luật nhằm đảm bảo công tác phối hợp, tham mưu, phục vụ hoạt động tiếp công dân của Chủ tịch HĐND và đại biểu HĐND Thành phố đạt hiệu quả cao.

Điều 13: Trách nhiệm của Thường trực HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã. Quy định rõ trách nhiệm của Thường trực HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã theo quy định của Luật nhằm đảm bảo công tác phối hợp, tham mưu, phục vụ hoạt động tiếp công dân của Chủ tịch HĐND và đại biểu HĐND Thành phố đạt hiệu quả cao.

Chương IV. Tổ chức thực hiện

Điều 14: Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố. Quy định rõ thành phần chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế gồm Chủ tịch HĐND và các Ban HĐND, đại biểu HĐND Thành phố, Thường trực HĐND các quận, huyện, thị xã, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND Thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong đó quy định rõ hơn trách nhiệm của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND Thành phố đối với việc tham mưu tổ chức thực hiện Quy chế này.

Điều 15: Điều khoản thi hành. Quy định rõ hơn điều kiện kiến nghị điều chỉnh Quy chế bao gồm trường hợp có phát sinh, trường hợp có vướng mắc để phù hợp với thực tiễn.

Toàn văn Quy chế tiếp công dân tại file kèm theo.

Bằng Giang (VP)

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Liên kết website
    Bình chọn
    Đánh giá của bạn về trang thông tin điện tử đoàn ĐBQH và HĐND thành phố Hà Nội
    583 người đã bình chọn
    Thống kê: 3.664.030
    Online: 42