Sáng 21/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội thảo luận tại Tổ do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chủ trì phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19; kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022 - 2024.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chủ trì phiên thảo luận
Các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024 (trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương).
Thảo luận tại tổ Hà Nội về công tác phòng, chống dịch Covid-19, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng, đại dịch Covid-19 đã tác động, ảnh hướng lớn đến kinh tế xã hội nước ta. Từ đó, đó đòi hỏi chúng ta cần có giải pháp ứng phó kịp thời để nhanh chóng phục hồi sản xuất, ổn định nền kinh tế. Vấn đề dễ thấy nhất là vấn đề công nhân về quê, khi nhà máy hoạt động lại thì làm sao để có nhân lực ngay? Hoặc vừa qua, tại Hà Nội, lãnh đạo Thành phố chủ trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải đáp thắc mắc ngay vấn đề doanh nghiệp băn khoăn, tháo gỡ ngay, thực chất, hiệu quả vấn đề doanh nghiệp vướng mắc.“Hà Nội tiếp tục thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt để phát triển kinh tế - xã hội và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”,

Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội trao đổi, thảo luận
Về công tác phòng chống dịch, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đề xuất Quốc hội tri ân lực lực tuyến đầu, đồng bào cử tri cả nước chung tay đồng lòng, chung sức với chính quyền các cấp phòng chống dịch. Từ việc chống dịch của thành phố Hà Nội, thành công lớn nhất trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua chính là việc huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc thực chất, huy động sức dân, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân cùng vào cuộc trong việc tham gia phòng chống dịch.
Cho biết thêm về công tác phòng chống dịch của Hà Nội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho biết thêm, với đặc thù là địa phương có nhiều nguy cơ, đa nguồn lây nên công tác phòng, chống dịch của Hà Nội cũng được triển khai một cách bài bản, khoa học nhưng hết sức linh hoạt với tình hình thực tiễn. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, an ninh - an toàn cho Thủ đô.Vì thế, cả hệ thống chính trị của Thành phố đã vào cuộc một cách quyết liệt, chủ động rà soát và triển khai các kịch bản phòng, chống dịch cao hơn thực tế để không bị động. Nhờ đó, tình hình dịch trên địa bàn Thủ đô đã cơ bản được kiểm soát”.
Thời gian tới khi Hà Nội mở cửa trở lại các trường đại học thì lượng sinh viên ngoại tỉnh, người lao động về thành phố cao. Do đó, Thành phố tiếp tục duy trì các biện pháp phòng, chống dịch, nghiên cứu tiếp tục việc tiêm vaccine cho các đối tượng chưa tiêm... Đồng thời, phát huy giải pháp quan trọng nhất phải là từ cơ sở, kêu gọi, tập hợp sự chung sức đồng lòng của mỗi người dân.

Đại biểu Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân phát biểu thảo luận
Để phục hồi lại nền kinh tế trước trạng thái bình thường mới, đặc biệt là khi sống chung với dịch bệnh, đại biểu Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, các địa phương cần linh hoạt trong việc kiểm soát dịch bệnh, tăng cường vùng xanh; linh hoạt trong ưu tiên khoanh vùng có dịch chứ không nên giãn cách diện rộng…
Dẫn chứng là trong khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp hay khi diễn ra thiên tai thì ngành Nông nghiệp lại đóng góp vai trò hết sức quan trọng cho đời sống của người dân. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn vực dậy ngành Nông nghiệp để các mặt hàng nông sản của Việt Nam có thể xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới cũng như đóng góp vào ngân sách Nhà nước.
Đồng thuận với chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới là từ 6 đến 6,5% nhưng đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, việc phục hồi nền kinh tế trong quý IV năm 2021 không giống như năm 2020 vì tác động từ dịch bệnh Covid-19. Việc mở cửa nền kinh tế phải an toàn, chứ khống thể bứt phá ngay vì hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về nguồn lực. Để tháo gỡ khó khăn cho họ, Chính phủ cần có sự hỗ trợ hơn nữa./.