Sáng 18-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong khuôn khổ phiên họp thứ 31. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên chất vấn.

Tham dự phiên chất vấn tại điểm cầu Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội) có các Phó Chủ tịch Quốc hội; các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm ở trung ương, các đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Phiên chất vấn được trực tuyến đến 62 điểm cầu tại địa phương.


Toàn cảnh phiên chất vấn

Phát biểu mở đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại kỳ họp thứ sáu vừa qua, Quốc hội đã tiến hành chất vấn đối với 21 bộ trưởng, trưởng ngành về các vấn đề liên quan đến 21 lĩnh vực được nêu trong các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và giám sát chuyên đề.


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên chất vấn

Theo đó, các nhóm vấn đề chất vấn bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp này đã được cân nhắc rất kỹ lưỡng.

Điểm lại các nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn thuộc 2 lĩnh vực tài chính và ngoại giao, nhấn mạnh thời gian chất vấn chỉ trong một ngày, để bảo đảm sử dụng thời gian hiệu quả tối đa, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi rõ, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, tranh luận thẳng thắn, trách nhiệm, mang tính xây dựng. Theo quy định, mỗi đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn không quá 1 phút; thời gian tranh luận không quá 2 phút.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các bộ trưởng nêu cao tinh thần trách nhiệm, trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm, làm rõ những chất vấn đại biểu Quốc hội nêu, đồng thời đưa ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả, khả thi, bảo đảm vừa khắc phục kịp thời, hiệu quả các yếu kém, hạn chế trước mắt, vừa tạo được chuyển biến thực chất, căn cơ và lâu dài đối với từng nội dung chất vấn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành lĩnh vực quản lý, đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng của cử tri, nhân dân cả nước.

Trong quá trình chất vấn, chủ tọa sẽ mời thêm một số thành viên Chính phủ tham gia giải trình làm rõ thêm vấn đề. Kết thúc phiên chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết để làm cơ sở thực hiện và giám sát.

Ngay sau phần mở đầu, trong buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính./.

Thu Trang - Tiến Thành


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954-10/10/2024)
     Liên kết website
    Bình chọn
    Đánh giá của bạn về trang thông tin điện tử đoàn ĐBQH và HĐND thành phố Hà Nội
    723 người đã bình chọn
    Thống kê: 5.337.543
    Online: 27