Sáng 31/10, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND TP làm việc với Sở Du lịch Hà Nội về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND TP về Quy hoạch phát triển du lịch TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì buổi giám sát.

Đông chí Trần Thế Cương, trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP phát biểu tại buổi giám sát

Theo báo cáo của Sở Du lịch, năm 2015, tổng số khách đến Hà Nội đạt 19,69 triệu lượt người, trong đó 3,26 triệu lượt khách quốc tế và 16,43 triệu lượt khách nội địa, đã đạt chỉ tiêu Nghị quyết 12/2012/NQ-HĐND; đặc biệt đạt chỉ tiêu số khách quốc tế của năm 2020.

Giai đoạn 2010-2015, trong bối cảnh tình hình khó khăn chung do tác động của suy thoái kinh tế và những bất ổn chính trị tại một số nước trên thế giới, lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng bình quân hơn 10%/năm (trong đó khách quốc tế tăng 14%/năm, khách nội địa tăng 9,2%/năm), cao hơn chỉ tiêu tại Quy hoạch Du lịch xác định là 6,31% giai đoạn 2010-2015 và 6,8% giai đoạn 2015-2020. Thủ đô Hà Nội đã đón khách quốc tế đến từ hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, có cả khách đến từ các thị trường có khả năng chi trả cao như: Tây Âu, Đông Bắc Á, Úc, Bắc Mỹ và nhiều thị trường khác; 40% số khách quốc tế du lịch đến Việt Nam có đến Hà Nội.

9 tháng đầu năm 2016, 10 thị trường khách du lịch quốc tế hàng đầu đến Hà Nội lần lượt là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Pháp, Mỹ, Đức, Thái Lan, Đài Loan, Malaysia; cơ bản duy trì đà tăng khá so với cùng kỳ năm 2015, đặc biệt tiếp tục tăng mạnh như: Trung Quốc đạt 371.866 lượt người, tăng 95%; Hàn Quốc đạt 283.285 lượt người, tăng 30%; Thái Lan đạt 64.380 lượt người, tăng 45%; Đức đạt 77.829 lượt người, tăng 33%; Canada đạt 46.318 lượt người, tăng 34%... Tổng thu từ khách du lịch tăng ổn định: giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 15,5%/năm, năm 2015 đạt gần 55.000 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2016, tổng thu từ khách đu lịch đạt 46.009 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2015. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch ở Hà Nội là khách quốc tế ước là 110 USD/ngày và khách nội địa ước là 55 USD/ngày. Hà Nội đứng thứ 4 trong danh sách những điểm đến rẻ nhất thế giới.

Công tác đầu tư phát triển và kinh doanh du lịch được chú trọng, xã hội hóa rộng rãi hơn. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đang dần được xây dựng đồng bộ. Theo đó, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Thủ đô đáp ứng tốt nhu cầu của các đối tượng khách với 72 khách sạn từ 3-5 sao gồm 9.844 phòng và 5 căn hộ du lịch cao cấp với 10.778 buồng phòng. Song song với đó, hệ thống cơ chế chính sách phát triển du lịch được hình thành và hoàn thiện từng bước. Du lịch đã tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội của đô thị phát triển. Việc tạo lập sự phối kết liên ngành, liên vùng trong quản lý phát triển, kinh doanh du lịch được quan tâm thực hiện.

Tuy nhiên, Đoàn giám sát cũng chỉ ra rằng, hệ thống tài nguyên du lịch Hà Nội chưa được khai thác, phát huy hiệu quả. Mức phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Sức cạnh tranh của du lịch Hà Nội chưa cao, dịch vụ vui chơi giải trí còn thiếu và yếu về chất và lượng. Công tác marketing, xúc tiến, quảng bá du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Thiếu cơ chế phối hợp hiệu quả với các ngành liên quan. Sự phối hợp liên ngành, liên vùng còn hạn chế. Đặc biệt, vấn đề môi trường, an ninh trật tự tại các điểm du lịch vẫn còn nhiều bất cập, cần giải quyết…

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn kết luận buổi làm việc

Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội hết sức quan trọng. Du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của Thủ đô, nâng cao vị thế của Hà Nội. Cần xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ quan trọng, phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế tổng hợp liên vùng, mang tính cộng đồng cao. Thời gian qua, Hà Nội được nhiều đánh giá tốt về giá trị điểm đến nổi trội và được bình chọn là 1 trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất Châu Á. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP cũng đề nghị, cần tiếp tục tăng cường, chủ động phối hợp có hiệu quả để thực hiện tốt các hoạt động về tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Rà soát lại các hệ thống chỉ tiêu; Xác định rõ kế hoạch tổng thể với mục tiêu, chỉ tiêu về vốn, nguồn lực, con người, cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách… Triển khai các quy hoạch, đề án. Tiếp tục thực hiện phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa Sở Du lịch với các sở ngành liên quan. Thực hiện vai trò của quản lý Nhà nước. Đầu tư về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cần phải được rà soát tổng thể: Giao thông, cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí.

Duy Linh


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    CHÚC MỪNG NĂM MỚI - 2025: ĐẨY MẠNH TOÀN DIỆN, ĐỒNG BỘ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC!
     Liên kết website
    Bình chọn
    Đánh giá của bạn về trang thông tin điện tử đoàn ĐBQH và HĐND thành phố Hà Nội
    789 người đã bình chọn
    Thống kê: 5.910.952
    Online: 95