Sáng ngày 26/5/2017, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Quy hoạch, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội có 2 đại biểu phát biểu là đại biểu Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường đại học kinh tế quốc dân và đại biểu Dương Quang Thành, Chủ tịch tập đoàn điện lực Việt Nam.

Các đại biểu đều thể hiện sự đồng tình với đề nghị Quốc hội cần sớm thông qua Luật quy hoạch bởi vì quy hoạch thì tự nó đã tạo nên một sức mạnh vô cùng lớn. Thực tế đã chỉ ra rằng nếu như Chính phủ chỉ cần công bố một bản quy hoạch tốt thì có thể biến cả một vùng hoang mạc trở thành thành phố du lịch rất sầm uất, nhộn nhịp hoặc những vùng đồi gò trở thành những khu công nghiệp phát triển; ngược lại nếu quy hoạch sai cũng có thể tạo ra sự tàn phá rất ghê gớm mà chúng ta chứng kiến có khi cả một khu phố phá đi tốn kém hàng ngàn tỷ chỉ đổi lấy mấy trăm mét đường. Tuy nhiên, để quy hoạch phát huy được vai trò đó bản thân Luật quy hoạch này chúng ta phải cân nhắc và phải có được sự tác động hết sức cẩn chắc. Để đẩy nhanh việc hoàn thiện để luật quy hoạch sớm được thông qua chúng ta đón trước thời kỳ quy hoạch giai đoạn 2021 trở đi. Các đại biểu góp ý vào 3 điểm cụ thể như sau:

Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu

Điểm thứ nhất, về phương pháp tích hợp quy hoạch, đây là phương pháp tối ưu trong  quy hoạch để tránh sự không ăn khớp, chồng chéo giữa quy hoạch hoặc giữa quy hoạch cấp tỉnh với quy hoạch các cấp cao hơn. Đề nghị hai điểm về tích hợp Ban soạn thảo cần phải điều chỉnh:

Thứ nhất, chúng ta cần xem xét tích hợp các loại quy hoạch vào với nhau khi các quy hoạch này gần nhau có quan hệ với nhau thì phải tích hợp vào chung một loại quy hoạch chứ không nên để phân tán quá nhiều quy hoạch như một đại biểu trước đây đã nói vấn đề liên quan đến hệ thống các quy hoạch ngành hiện nay không có một sự tích hợp này. Điển hình như quy hoạch giao thông không thể có một quy hoạch đường sắt lại không tách rời quy hoạch đường bộ quy hoạch cảng biển thì tất cả các quy hoạch này phải tích hợp trong một quy hoạch giao thông thống nhất và còn nhiều quy hoạch khác cần phải tích hợp.

Thứ hai, không phải tích hợp, chúng ta phải tích hợp ngay trong quá trình xây dựng quy hoạch. Nếu chúng ta không tích hợp thì quá trình này song song với nhau, quá trình xây dựng sẽ diễn ra mâu thuẫn, có thể quy hoạch cấp dưới xây dựng sẽ không tuân thủ được cấp trên, hoặc nếu tuân thủ thì phải tuân thủ một cách cưỡng ép mà không thỏa mãn những nhu cầu cấp dưới. Chính vì vậy, Điều 16 ở đây đang quy định trình tự quy hoạch là từ quy hoạch quốc gia xong mới quy hoạch ngành, vùng rồi tỉnh. Việc này không thể hiện tính tích hợp, bởi vì quy hoạch quốc gia xong đến khi quy hoạch tỉnh có thể cách nhau từ 3 đến 5 năm, điều đấy có thể dẫn đến mâu thuẫn. Chính vì vậy, trong quy trình này chúng ta phải tiến hành song song đồng thời từ quy hoạch quốc gia đến quy hoạch ngành, vùng, tỉnh và theo một chu trình gọi là hai xuống một lên mà trước đây chúng ta vẫn thường làm.

Điểm thứ hai, liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch, chúng ta biết rằng quy hoạch thì phải mang tính dài hạn. Nhất trí là kỳ quy hoạch phải 10 năm nhưng tầm nhìn và định hướng phải dài hạn hơn, tầm nhìn phải đạt đến 50 năm, định hướng phải đến 100 năm, vì đây là những quy hoạch lớn quốc gia và đặc biệt là những quy hoạch liên quan đến hệ thống hạ tầng.

Đề nghị phải có rà soát điều chỉnh với một chu kỳ là 5 năm để đảm bảo thích nghi với những sự thay đổi bất thường của các điều kiện về kỹ thuật, về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, căn cứ để điều chỉnh mà Ban soạn thảo đưa ra ở Điều 52 tôi rất e ngại, vì trong 6 căn cứ này có ba căn cứ mà bất kể thời kỳ 5 năm nào cũng đều có thể diễn ra, đó là sự điều chỉnh về mục tiêu chiến lược. Đương nhiên, sau 5 năm, bao giờ mục tiêu chiến lược cũng phải có điều chỉnh, biến động bất thường của kinh tế xã hội ngay một năm chúng ta đã nhìn thấy biến động bất thường, không thể nói 5 năm. Sự phát triển của khoa học công nghệ có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch, phát triển khoa học công nghệ là đương nhiên. Chính vì vậy, nếu sau 5 năm, căn cứ vào 3 tiêu chí, đương nhiên chúng ta sẽ thấy bất kể một cơ quan nào muốn điều chỉnh quy hoạch đều có thể thực hiện điều chỉnh được. Nếu cứ quy định thế này, rất dễ lặp lại tình trạng quy hoạch theo tư duy nhiệm kỳ và khi đó ý nghĩa quy hoạch sẽ không còn nữa. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cần phải đưa ra một hệ thống tiêu chí đánh giá định lượng ngay trong nội dung của quy hoạch.

Khi xây dựng nội dung quy hoạch chúng ta phải dựa vào một hệ thống các tiêu chí, đánh giá, định lượng và những nội dung, tiêu chí này, là công cụ để giám sát trong quá trình thực hiện quy hoạch để ta đánh giá xem tiến độ quy hoạch như thế đã thực hiện được chưa thông qua các tiêu chí định lượng này, đo lường kết quả đầu ra. Đồng thời, đây cũng là tiêu chí để khi chúng ta điều chỉnh quy hoạch chúng ta sẽ có đảm bảo rằng thực hiện được các tiêu chí này hay không và nếu là như thế thì sẽ không còn thiện, mà chúng ta sẽ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cơ quan quản lý.

Điểm thứ ba, là trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến việc xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch. Chúng ta phải phân định rõ vai trò, trách nhiệm của Hội đồng thẩm định quy hoạch với trách nhiệm của cơ quan chuyên trách về quản lý quy hoạch.

chúng ta phải có một cơ quan chuyên trách về quản lý quy hoạch. Nhưng nguy cơ này không phải thay thế trách nhiệm bằng Hội đồng thẩm định như hiện nay. Chúng ta thấy trong quy định hiện tại, Hội đồng thẩm định là Hội đồng quyết định việc quy hoạch đó được phê duyệt, hội đồng này bao gồm đại diện của các cơ quan, ban, ngành, nếu chúng ta quy định như thế, vô hình chung chúng ta đã đang chia trách nhiệm của việc quy hoạch đó duyệt thế nào, thực hiện ra sao, điều chỉnh ra sao cho mỗi bộ ban ngành chịu một và như vậy cuối cùng sẽ không có ai chịu trách nhiệm. Bản thân các đại diện bộ, ban, ngành này cũng không phải là các chuyên gia để nói lên những quy hoạch đó có tính khoa học và tầm nhìn dài hạn hay không mà chỉ là các ý kiến của bộ, ban, ngành đánh giá tác động của quy hoạch đó ảnh hưởng thế nào đến lĩnh vực của mình. Chính vì vậy, phải quy định rất rõ trách nhiệm của cơ quan chuyên trách về quản lý quy hoạch là phải chịu trách nhiệm từ khâu xây dựng quy hoạch, tư vấn để người có trách nhiệm ký phê duyệt quy hoạch này. Chỉ khi đó, cơ quan này phải chọn ra được những nhà chuyên gia để lập quy hoạch, những chuyên gia để thẩm định quy hoạch và những chuyên gia tư vấn cho mình để đảm bảo rằng những quy hoạch đó là những quy hoạch xây dựng có cơ sở, có căn cứ nhất./.

 NGỌC ÁNH- THANH HÀ


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954-10/10/2024)
     Liên kết website
    Bình chọn
    Đánh giá của bạn về trang thông tin điện tử đoàn ĐBQH và HĐND thành phố Hà Nội
    781 người đã bình chọn
    Thống kê: 5.646.900
    Online: 32