Chiều 6/6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Đây là lần đầu ông Huệ được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phân công thay mặt lãnh đạo Chính phủ “chốt” lại phiên chất vấn.
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội có 3 ĐBQH chất vấn là: Đại biểu Nguyễn Anh Trí, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn; đại biểu Vũ Thị Lưu Mai và đại biểu Nguyễn Anh Trí tranh luận lại.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí chất vấn Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ
Đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Phó Thủ tướng cho biết khái quát nếu triển khai thành công 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc thì kinh tế - xã hội của các địa phương đó sẽ phát triển đến mức nào, đóng góp to lớn như thế nào cho nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời đề nghị Phó Thủ tướng phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế ở 3 đặc khu đó với sự ổn định về an ninh, quốc phòng và sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước theo thời gian 10 năm, 100 năm và lâu hơn nữa.
Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn chất vấn: "Trong nhiều năm qua với các lý do khác nhau nhiều địa phương trong cả nước đã ký hợp đồng với các giáo viên trường mầm non, giáo viên phổ thông, các cán bộ y tế, con số này lên tới hàng vạn người, phải nói các giáo viên, các cán bộ y tế này được trả lương rất thấp, không được đóng bảo hiểm y tế, không được đóng bảo hiểm xã hội, không được đóng bảo hiểm thất nghiệp. Khi nhiều địa phương chấm dứt hợp đồng lao động thì các giáo viên, các thầy thuốc đã phải tay trắng rời trường, rời trạm xá y tế, rời bệnh viện. Xin hỏi Phó Thủ tướng có những giải pháp và chính sách nào để bảo vệ quyền lợi của người lao động".
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai chất vấn: " Phó Thủ tướng đã được nghe một thực trạng đáng trăn trở, đó là tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ. Tuổi trẻ đang khao khát có được việc làm, tuy nhiên thời gian tới đây có thể chúng ta sẽ xem xét việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, đề nghị Phó Thủ tướng cho biết quan điểm của Phó Thủ tướng về vấn đề này. Liệu việc tăng tuổi nghỉ hưu có làm giảm cơ hội việc làm của giới trẻ hay không. Liệu chính sách này có thực sự thể hiện ý chí của đa số người dân hay không".
Trả lời chất vấn của ĐB Nguyễn Anh Trí : Trên thế giới thì việc ra đời và thành lập các đặc khu để tạo ra các nơi để thử nghiệm các thể chế và tạo ra cực tăng trưởng. Đấy là nguyên tắc chung, dự luật này thì hiện Quốc hội đang thảo luận, chúng ta tính toán một cách tổng thể lợi ích cả về kinh tế, thu hút đầu tư, quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng và an ninh v.v... Quốc hội đang có thảo luận liên quan đến dự án luật này.
"Đại biểu có hỏi rằng khi có các đặc khu này thì các vùng khác sẽ như thế nào? Chúng tôi xin báo cáo là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì vẫn là 2 đầu tàu và động lực của cả nước. Dù có hay không có đặc khu này thì Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là 2 đầu tàu động lực, 7 vùng kinh tế trọng điểm của chúng ta, chúng ta vẫn phải tiếp tục tập trung cơ chế, chính sách để phát huy thế mạnh của các vùng này để làm lan tỏa đến các địa phương và các vùng khác. Tôi nghĩ việc ra đời các đặc khu này không ảnh hưởng, tác động gì đến quan điểm cũng như phát triển của chúng ta, các nguồn lực của trung ương cũng như địa phương để tập trung cho 2 đầu tàu và 7 khu kinh tế trọng điểm này".
Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn chất vấn Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ
Trả lời chất vấn của Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, liên quan đến việc các hợp đồng đối với các giáo viên, khi trả lương thấp, không được đóng bảo hiểm xã hội khi chấm dứt hợp đồng, tay trắng, trong buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trao đổi về vấn đề này, quan trọng là chúng ta phải thực thi nghiêm quy định pháp luật về việc tuyển dụng, trong trường hợp lao động tuyển dụng một cách hợp pháp, khi giải quyết lao động dôi dư thì có Nghị định 108 để giải quyết chế độ, chính sách, hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo để sửa Nghị định 108 theo hướng mở rộng hơn đối tượng sang cả viên chức. Còn những sai phạm của từng cá nhân, từng đơn vị này thì tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, sau cuộc họp này sẽ rà soát lại từng địa phương nào, cách thức chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ được và giải quyết được những vấn đề này như thế nào rồi sẽ báo cáo lại với đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai chất vấn Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ
Trả lời chất vấn của ĐB Vũ Thị Lưu Mai về vấn đề tuổi nghỉ hưu, Chúng tôi cho rằng tuổi nghỉ hưu là việc hết sức nhạy cảm, đụng chạm đến hàng chục triệu người, kể cả những người đang làm việc và những thanh niên sắp rời ghế nhà trường bước vào thị trường lao động. Kinh nghiệm các nước giải quyết việc này rất sớm, nhưng phải có lộ trình rất chặt chẽ, không tạo sốc cho thị trường lao động. Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải dựa vào một tổng thể rất nhiều yếu tố, trước hết phải dựa vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết bài toán việc làm và thất nghiệp. Nếu chúng ta tăng tuổi nghỉ hưu của người hiện tại mà chúng ta không tạo ra được công ăn việc làm mới cho những người bước vào thị trường lao động thì chúng ta không thể nào tăng tuổi nghỉ hưu được. Trước hết phải tập trung vào phát triển sản xuất và tạo ra việc làm mới.
Thứ hai là còn liên quan đến cơ cấu ngành nghề, có những ngành rất muốn nghỉ sớm, nhưng có những ngành và nhân lực chuyên môn sâu thì người ta có thể có điều kiện kéo dài ra.
Thứ ba là vấn đề già hóa dân số, tuổi nghỉ hưu sau 60 tuổi, tuổi thọ của chúng ta đang tăng lên và 60 năm nay thì chúng ta chưa điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.
Một yếu tố nữa liên quan đến bình đẳng giới, tuổi nghỉ hưu nam hay nữ của chúng ta đang còn cách nhau quá xa, 5 tuổi, thế giới không phân biệt hoặc khoảng cách này rất hẹp.
Cuối cùng là đảm bảo cân đối dài hạn của quỹ bảo hiểm xã hội. Trên tinh thần đó báo cáo Quốc hội là Nghị quyết Trung ương vừa rồi đã có quyết định, tức là từ năm 2021 sẽ thực hiện việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo một lộ trình rất thận trọng và phù hợp để vừa đảm bảo mục tiêu của tuổi nghỉ hưu chung, vừa đảm bảo rút ngắn về giới. Đối với những ngành nghề đặc biệt thì có thể nhiều hơn hoặc ít hơn 5 năm và sau này khi sửa Bộ luật Lao động thì cụ thể như thế nào, Quốc hội sẽ quyết định, nhưng phải lưu ý rằng không phải bây giờ chúng ta điều chỉnh từ 2001 tự nhiên tăng tuổi ngay lập tức, ví dụ mỗi năm chỉ tăng mấy tháng, còn lâu chúng ta mới có thể đạt thêm 1 tuổi. Kinh nghiệm như Italia 10 năm tăng 4 tuổi là thị trường lao động đã có vấn đề. Vấn đề này Quốc hội sẽ thảo luận kỹ và sẽ có quyết định.
Chiều 6/6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Đây là lần đầu ông Huệ được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phân công thay mặt lãnh đạo Chính phủ “chốt” lại phiên chất vấn.
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội có 3 ĐBQH chất vấn là: Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Nguyễn Quang Tuấn; đại biểu Vũ Thị Lưu Mai và 1 đại biểu tranh luận lại là đại biểu Nguyễn Anh Trí.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Phó Thủ tướng cho biết khái quát nếu triển khai thành công 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc thì kinh tế - xã hội của các địa phương đó sẽ phát triển đến mức nào, đóng góp to lớn như thế nào cho nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời đề nghị Phó Thủ tướng phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế ở 3 đặc khu đó với sự ổn định về an ninh, quốc phòng và sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước theo thời gian 10 năm, 100 năm và lâu hơn nữa.
Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn chất vấn: "Trong nhiều năm qua với các lý do khác nhau nhiều địa phương trong cả nước đã ký hợp đồng với các giáo viên trường mầm non, giáo viên phổ thông, các cán bộ y tế, con số này lên tới hàng vạn người, phải nói các giáo viên, các cán bộ y tế này được trả lương rất thấp, không được đóng bảo hiểm y tế, không được đóng bảo hiểm xã hội, không được đóng bảo hiểm thất nghiệp. Khi nhiều địa phương chấm dứt hợp đồng lao động thì các giáo viên, các thầy thuốc đã phải tay trắng rời trường, rời trạm xá y tế, rời bệnh viện. Xin hỏi Phó Thủ tướng có những giải pháp và chính sách nào để bảo vệ quyền lợi của người lao động"
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai chất vấn: " Phó Thủ tướng đã được nghe một thực trạng đáng trăn trở, đó là tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ. Tuổi trẻ đang khao khát có được việc làm, tuy nhiên thời gian tới đây có thể chúng ta sẽ xem xét việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, đề nghị Phó Thủ tướng cho biết quan điểm của Phó Thủ tướng về vấn đề này. Liệu việc tăng tuổi nghỉ hưu có làm giảm cơ hội việc làm của giới trẻ hay không. Liệu chính sách này có thực sự thể hiện ý chí của đa số người dân hay không".
Trả lời chất vấn của ĐB Nguyễn Anh Trí : Trên thế giới thì việc ra đời và thành lập các đặc khu để tạo ra các nơi để thử nghiệm các thể chế và tạo ra cực tăng trưởng. Đấy là nguyên tắc chung, dự luật này thì hiện Quốc hội đang thảo luận, chúng ta tính toán một cách tổng thể lợi ích cả về kinh tế, thu hút đầu tư, quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng và an ninh v.v... Quốc hội đang có thảo luận liên quan đến dự án luật này.
"Đại biểu có hỏi rằng khi có các đặc khu này thì các vùng khác sẽ như thế nào? Chúng tôi xin báo cáo là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì vẫn là 2 đầu tàu và động lực của cả nước. Dù có hay không có đặc khu này thì Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là 2 đầu tàu động lực, 7 vùng kinh tế trọng điểm của chúng ta, chúng ta vẫn phải tiếp tục tập trung cơ chế, chính sách để phát huy thế mạnh của các vùng này để làm lan tỏa đến các địa phương và các vùng khác. Tôi nghĩ việc ra đời các đặc khu này không ảnh hưởng, tác động gì đến quan điểm cũng như phát triển của chúng ta, các nguồn lực của trung ương cũng như địa phương để tập trung cho 2 đầu tàu và 7 khu kinh tế trọng điểm này" .
Trả lời chất vấn của Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, liên quan đến việc các hợp đồng đối với các giáo viên, khi trả lương thấp, không được đóng bảo hiểm xã hội khi chấm dứt hợp đồng, tay trắng, trong buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trao đổi về vấn đề này, quan trọng là chúng ta phải thực thi nghiêm quy định pháp luật về việc tuyển dụng, trong trường hợp lao động tuyển dụng một cách hợp pháp, khi giải quyết lao động dôi dư thì có Nghị định 108 để giải quyết chế độ, chính sách, hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo để sửa Nghị định 108 theo hướng mở rộng hơn đối tượng sang cả viên chức. Còn những sai phạm của từng cá nhân, từng đơn vị này thì tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, sau cuộc họp này sẽ rà soát lại từng địa phương nào, cách thức chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ được và giải quyết được những vấn đề này như thế nào rồi sẽ báo cáo lại với đại biểu Quốc hội.
Trả lời chất vấn của ĐB Vũ Thị Lưu Mai về vấn đề tuổi nghỉ hưu, Chúng tôi cho rằng tuổi nghỉ hưu là việc hết sức nhạy cảm, đụng chạm đến hàng chục triệu người, kể cả những người đang làm việc và những thanh niên sắp rời ghế nhà trường bước vào thị trường lao động. Kinh nghiệm các nước giải quyết việc này rất sớm, nhưng phải có lộ trình rất chặt chẽ, không tạo sốc cho thị trường lao động. Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải dựa vào một tổng thể rất nhiều yếu tố, trước hết phải dựa vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết bài toán việc làm và thất nghiệp. Nếu chúng ta tăng tuổi nghỉ hưu của người hiện tại mà chúng ta không tạo ra được công ăn việc làm mới cho những người bước vào thị trường lao động thì chúng ta không thể nào tăng tuổi nghỉ hưu được. Trước hết phải tập trung vào phát triển sản xuất và tạo ra việc làm mới.
Thứ hai là còn liên quan đến cơ cấu ngành nghề, có những ngành rất muốn nghỉ sớm, nhưng có những ngành và nhân lực chuyên môn sâu thì người ta có thể có điều kiện kéo dài ra.
Thứ ba là vấn đề già hóa dân số, tuổi nghỉ hưu sau 60 tuổi, tuổi thọ của chúng ta đang tăng lên và 60 năm nay thì chúng ta chưa điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.
Một yếu tố nữa liên quan đến bình đẳng giới, tuổi nghỉ hưu nam hay nữ của chúng ta đang còn cách nhau quá xa, 5 tuổi, thế giới không phân biệt hoặc khoảng cách này rất hẹp.
Cuối cùng là đảm bảo cân đối dài hạn của quỹ bảo hiểm xã hội. Trên tinh thần đó báo cáo Quốc hội là Nghị quyết Trung ương vừa rồi đã có quyết định, tức là từ năm 2021 sẽ thực hiện việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo một lộ trình rất thận trọng và phù hợp để vừa đảm bảo mục tiêu của tuổi nghỉ hưu chung, vừa đảm bảo rút ngắn về giới. Đối với những ngành nghề đặc biệt thì có thể nhiều hơn hoặc ít hơn 5 năm và sau này khi sửa Bộ luật Lao động thì cụ thể như thế nào, Quốc hội sẽ quyết định, nhưng phải lưu ý rằng không phải bây giờ chúng ta điều chỉnh từ 2001 tự nhiên tăng tuổi ngay lập tức, ví dụ mỗi năm chỉ tăng mấy tháng, còn lâu chúng ta mới có thể đạt thêm 1 tuổi. Kinh nghiệm như Italia 10 năm tăng 4 tuổi là thị trường lao động đã có vấn đề. Vấn đề này Quốc hội sẽ thảo luận kỹ và sẽ có quyết định.