Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Kế hoạch về Bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 kèm theo Khung Chương trình bồi dưỡng đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND để làm cơ sở cho việc phối hợp các hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội và HĐND nhiệm kỳ 2021-2026.
Việc xây dựng Kế hoạch, khung chương trình nhằm mục đích cụ thể hóa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; Làm căn cứ để Ban Công tác đại biểu thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; Tạo sự phối hợp thống nhất giữa Ban Công tác đại biểu với các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức khác trong công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.
Đối với bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, nội dung bồi dưỡng quán triệt chủ trương, định hướng của Đảng; bám sát chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vấn đề quan trọng của đất nước; xuất phát từ nhu cầu của đại biểu Quốc hội; cập nhật các vấn đề mới trong từng nhiệm kỳ; tham khảo kinh nghiệm quốc tế.
Cụ thể, năm thứ nhất bồi dưỡng Chương trình dành cho đại biểu Quốc hội mới trúng cử gồm: Kiến thức tổng quan về tổ chức, hoạt động của Quốc hội; một số kỹ năng hoạt động cơ bản của đại biểu Quốc hội; Kỹ năng lập pháp; kỹ năng phân tích chính sách phục vụ hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Năm thứ hai: Kỹ năng giám sát; kỹ năng thảo luận, tranh luận tại Quốc hội; kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước. Bồi dưỡng kỹ năng cho công chức Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Năm thứ ba đến năm thứ năm: Áp dụng kỹ năng phân tích chính sách, kỹ năng lập pháp đối với những vấn đề quan trọng, dự án luật sẽ trình tại kỳ họp Quốc hội theo các lĩnh vực chuyên môn sâu; áp dụng kỹ năng phân tích chính sách, kỹ năng giám sát đối với những nội dung quan trọng, dự án luật đã được thông qua theo các lĩnh vực chuyên môn sâu…
Đối với nội dung bồi dưỡng dành cho đại biểu HĐND các cấp sẽ tập trung các vấn đề: Năm thứ nhất, vị trí, vai trò, tổ chức, hoạt động của HĐND; một số kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND; Năm thứ hai đến năm thứ năm, kết hợp bồi dưỡng kiến thức theo lĩnh vực thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND với kỹ năng hoạt động chuyên sâu của đại biểu HĐND; Bồi dưỡng ứng cử viên đại biểu HĐND vào năm thứ năm.
Hình thức bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND gồm có: hội nghị bồi dưỡng trực tiếp; các lớp bồi dưỡng trực tuyến trên nền tảng công nghệ số; cung cấp bài giảng từ xa qua mạng Internet; biên soạn, cung cấp các loại tài liệu phục vụ hoạt động bồi dưỡng (sách, tập san, tài liệu chuyên đề chuyên sâu, tài liệu tổng hợp...). Tại hội nghị bồi dưỡng trực tiếp dành nhiều thời lượng cho việc trao đổi, thảo luận.
Hình thức bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND gồm có: Hội nghị bồi dưỡng trực tiếp; các lớp bồi dưỡng trực tuyến trên nền tảng công nghệ số; cung cấp bài giảng từ xa qua mạng Internet; biên soạn, cung cấp các loại tài liệu phục vụ hoạt động bồi dưỡng (sách, tập san, tài liệu chuyên đề chuyên sâu, tài liệu tổng hợp...). Tại hội nghị bồi dưỡng trực tiếp dành nhiều thời lượng cho việc trao đổi, thảo luận.
Toàn văn kế hoạch, khung chương trình mời xem tại file đính./.