Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, sáng 27/5/2023, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung Phiên họp.


Toàn cảnh kỳ họp

Trước khi tiến hành thảo luận, Quốc hội nghe: (1) Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; (2) Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; (3) Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024.


Đại biểu Tạ Đình Thi

Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội có đại biểu Tạ Đình Thi tham gia đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024. Trong đó, đại biểu đánh giá cao kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 của Quốc hội, nhất trí cao về Tờ trình dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024.

Đại biểu nhấn mạnh, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, công tác giám sát đã có nhiều đổi mới, tăng cường, ngày càng thực chất, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí, giảm tối đa phiền hà, ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của địa phương, cơ sở, cơ quan, đơn vị liên quan. Điều đó đã góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác ban hành, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật, xử lý được nhiều vụ việc tồn đọng, nhận được sự quan tâm, ủng hộ của cử tri và nhân dân.

Đại biểu cho rằng cần tiếp tục phân định rõ, nâng cao tính đồng bộ, sự kế thừa trong hoạt động giám sát của Quốc hội với hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra của các cơ quan khác trong hệ thống chính trị. Tuy vị trí, vai trò, phạm vi, phương pháp, quy trình của mỗi cơ quan khác nhau, đại biểu cho rằng cần nâng cao hiệu quả phối hợp, điều phối giữa các cơ quan để nâng cao hiệu quả giám sát, đảm bảo tính khách quan, độc lập. 

Bên cạnh đó, về công tác bảo đảm các điều kiện thực hiện giám sát, kinh nghiệm cho thấy, yếu tố này ảnh hưởng lớn tới chất lượng giám sát, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế làm việc của tổ giúp việc, tổ công tác, hoạt động của các chuyên gia, sự tham gia của các cá nhân, tổ chức liên quan trong công tác giám sát. Ngoài ra, đại biểu cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết quả giám sát./.

Hoài Thương - Vân Anh


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    CHÚC MỪNG NĂM MỚI - 2025: ĐẨY MẠNH TOÀN DIỆN, ĐỒNG BỘ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC!
     Liên kết website
    Bình chọn
    Đánh giá của bạn về trang thông tin điện tử đoàn ĐBQH và HĐND thành phố Hà Nội
    790 người đã bình chọn
    Thống kê: 6.011.613
    Online: 118