Nhằm thực hiện Đề án số 15-ĐA/TU, ngày 12/5/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2026 gắn với thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và củng cố chính quyền nông thôn tại thành phố Hà Nội”, HĐND xã Hòa Bình, huyện Thường Tín đã xây dựng nhiều giải pháp để tổ chức thực hiện.

Kỳ họp thứ tám HĐND xã Hòa Bình nhiệm kỳ 2021-2026

Theo đó, Thường trực HĐND xã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 15; Chú trọng tổ chức nghiên cứu, kịp thời quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết, Chương trình, Chỉ thị của cấp ủy đảng cấp trên và địa phương để cụ thể hóa vào Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND. Phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã trong việc xây dựng nội dung chương trình các kỳ họp HĐND xã; Xây dựng các Nghị quyết trúng, sát với nhiệm vụ thực tế. Tổ chức giám sát thực hiện Nghị quyết với mục tiêu toàn xã, phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Đồng thời, Thường trực HĐND xã theo dõi hoạt động của các Ban và đại biểu HĐND xã; thường xuyên rà soát các kế hoạch, chương trình hoạt động để tăng cường vai trò của Thường trực HĐND trong chỉ đạo, điều hòa hoạt động các Ban HĐND đảm bảo tính thống nhất trong triển khai các hoạt động của HĐND và các công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực, các Ban HĐND và đại biểu HĐND. Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát chuyên đề về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND và các Ban của HĐND xã. Phối hợp chặt chẽ với UBND, Ủy ban MTTQ xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật; thực hiện nghiêm túc Chương trình phối hợp đã ký kết với UBND, Ủy ban MTTQ xã. Phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND, nhất là đại biểu mới tham gia lần đầu theo chương trình đào tạo.

Các Ban HĐND xã chủ động triển khai và nâng cao chất lượng các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật, các nội dung nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Đề án và theo phân công của Thường trực HĐND xã. Đồng thời chủ động nghiên cứu, tham mưu để Thường trực HĐND xã xây dựng các chuyên đề liên quan đến lĩnh vực phụ trách theo dõi của Ban. Nâng cao chất lượng tham mưu của các Ban HĐND đối với các nội dung kỳ họp, nội dung giám sát, chất vấn, giải trình theo sự phân công, điều hòa hoạt động của Thường trực HĐND xã. Nâng cao chất lượng thẩm tra của các Ban, tăng cường tính chủ động và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của UBND trong việc xây dựng các Nghị quyết của HĐND xã. Chủ động tổ chức các hoạt động giám sát, khảo sát về các nội dung thuộc lĩnh vực các Ban được phân công phụ trách đảm bảo chất lượng, hiệu quả; tăng cường công tác phối hợp giữa các Ban HĐND trong hoạt động giám sát, khảo sát; từng bước nâng cao vai trò, vị thế của các Ban trong hoạt động của HĐND xã.

Đại biểu HĐND xã tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; duy trì chặt chẽ mối quan hệ phối hợp với Thường trực HĐND, các Ban HĐND xã; tổ chức giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân theo quy định.

Đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức các kỳ họp HĐND xã, Thường trực HĐND chủ động phối hợp với UBND, Ủy ban MTTQ xã trong việc thống nhất về dự kiến nội dung, thời gian tổ chức các kỳ họp HĐND xã. Căn cứ dự kiến nội dung, thời gian tổ chức kỳ họp, xây dựng chương trình để sắp xếp các nội dung điều hành kỳ họp đảm bảo khoa học, hợp lý, tránh hình thức; ưu tiên bố trí thời gian hợp lý tại kỳ họp cho hoạt động thảo luận tại Hội trường, thảo luận tại Tổ, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Đồng thời, đảm bảo nghiêm túc quy trình xây dựng Nghị quyết theo quy định của Luật, đặc biệt là các Nghị quyết quy phạm pháp luật; phối hợp xây dựng và triển khai kế hoạch xây dựng Nghị quyết quy phạm pháp luật của HĐND theo thẩm quyền.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng, đổi mới hoạt động giám sát của HĐND, hàng năm xây dựng Kế hoạch giám sát, trong đó xác định rõ nội dung giám sát chuyên đề, nội dung chất vấn, nội dung giải trình; thời gian thực hiện; đối tượng giám sát... Thường trực HĐND chịu trách nhiệm tổng hợp, điều hòa chung, đảm bảo hoạt động giám sát có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, hình thức, kém hiệu quả. Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND theo Luật giám sát: lựa chọn đúng, trúng trọng tâm, trọng điểm những nội dung cần đưa ra giám sát, chất vấn, giải trình; đặc biệt là những vấn đề bức xúc được nhiều cử tri quan tâm. Linh hoạt và đa dạng hóa các hình thức giám sát, đảm bảo quy trình giám sát theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015. Mở rộng thành phần tham gia các cuộc giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND để tăng hiệu quả giám sát. Tăng cường việc theo dõi, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các kết luận giám sát, chất vấn, giải trình của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐNDxã; qua đó lựa chọn và thực hiện tái chất vấn, tái giám sát đến cùng những nội dung còn chậm chuyển biến. Thực hiện nghiêm chế tài xử lý đối với những tổ chức, cá nhân thực hiện không nghiêm túc, không hiệu quả các Kết luận giám sát, là cơ sở để các cơ quan quản lý cán bộ, cơ quan thi đua, khen thưởng các cấp xem xét, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ và sắp xếp trong công tác cán bộ.

Trong công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân; đôn đốc việc giải quyết kiến nghị cử tri, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, Thường trực HĐND, các đại biểu HĐND tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp, tiếp xúc cử tri theo hướng phát huy dân chủ, thực chất và hiệu quả: mở rộng đối tượng, thành phần tham gia tiếp xúc cử tri để đảm bảo tính dân chủ, công khai; tổ chức tiếp xúc cử tri trực tiếp; tăng cường việc trả lời kiến nghị, giải đáp pháp luật trực tiếp tại cuộc tiếp xúc nhằm thông tin và giải quyết kịp thời một số thắc mắc của cử tri. Nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc giải quyết những ý kiến, kiến nghị của cử tri. Thường xuyên theo dõi đôn đốc, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; Ngoài các cuộc tiếp xúc cử tri thường lệ, Thường trực HĐND xã tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề.

Thông qua các giải pháp nhằm cụ thể hóa Đề án 15 của Ban Thường vụ Thành ủy, Kế hoạch số 94-KH/ĐU ngày 16/8/2022 của Đảng ủy bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án thành các Chương trình, Kế hoạch của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND với các giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn của xã và phát huy hiệu quả các mục tiêu của Đề án./.

Trường Giang (Huyện Thường Tín)


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 79 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH CÔNG VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
     Liên kết website
    Bình chọn
    Đánh giá của bạn về trang thông tin điện tử đoàn ĐBQH và HĐND thành phố Hà Nội
    718 người đã bình chọn
    Thống kê: 5.249.966
    Online: 113