Tại kỳ họp thứ 4 và thứ 5 của Quốc hội Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng đã phát biểu phân tích về vai trò, vị trí to lớn của văn hóa, cũng đã chất vấn Thủ tướng của Chính phủ về đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng với phát triển của kinh tế - xã hội. Về những quyết sách đột phá nhằm phát huy những giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam, phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong điều kiện mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay. Tại kỳ họp này, Đại biểu Hưng vẫn tiếp tục quan tâm nội dung trên

        Gần đây, Chính phủ, Quốc hội và các địa phương đã quan tâm chú ý hơn đến văn hóa. Tại các diễn đàn trong nước và quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn đề cao vai trò, vị trí của văn hóa trong đối nội cũng như đối ngoại. Chính sự quan tâm và chỉ đạo đúng đắn đó đã phát huy tốt nguồn lực nội sinh, đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực ngoại sinh, là tiền đề và góp phần không nhỏ cho việc đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. Việc làm của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khẳng định tinh thần hành động thay cho lời hứa chung chung trước những yêu cầu của cử tri thông qua chất vấn của đại biểu Quốc hội. Tiếc rằng, tình trạng trên nóng, dưới lạnh vẫn đang diễn ra trong nhận thức và hành động của một số bộ, ngành và địa phương về văn hóa.

Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng phát biểu (Ảnh: Minh Tú)

         Qua tiếp xúc với các cử tri là văn nghệ sĩ, trí thức lớn, họ cho rằng đầu tư cho văn hóa, nhất là đầu tư cho văn học nghệ thuật đỉnh cao, cho công tác quản lý văn hóa, văn hóa cơ sở, sáng tác phê bình lý luận văn học có tác dụng định hướng, dẫn dắt vẫn không tương xứng với vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Đầu tư không chỉ là tiền mà còn là trí tuệ, con người, là nhận thức và là sự quan tâm của các ngành, các cấp từ Trung ương đến cơ sở đối với văn hóa. Cử tri cũng cho rằng, ngày xưa khi nước ta còn chiến tranh và đói khổ, mặt trận văn hóa tư tưởng các chiến sĩ và chỉ huy trên mặt trận này, ở cả hậu phương và tiền tuyến, cả đối nội và đối ngoại đều được quan tâm đầu tư rất lớn. Lịch sử cũng đã chứng minh những cống hiến to lớn của họ, của văn hóa nghệ thuật đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và kiến quốc. Họ cũng mong muốn rằng, ngày nay, lĩnh vực văn hóa tư tưởng và những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng cũng được quan tâm đào tạo, đầu tư như những chiến sĩ ở các mặt trận khác.

           Thứ hai, phải chăng những bất cập trong đầu tư và phát triển văn hóa là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho những tiêu cực trong phát triển kinh tế - xã hội chưa được giải quyết một cách triệt để, thậm chí còn có xu hướng gia tăng và phát sinh nhiều yếu tố mới tinh vi hơn, nguy hại hơn. Vấn đề đặt ra là, nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa với tư cách là nền tảng, mục tiêu và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đã thực sự đi vào cuộc sống xã hội chưa? Nếu chưa thì câu trả lời cho những khiếm khuyết tồn tại có thể tìm ra ngay ở đó. Vấn đề đặt ra tiếp là đến bao giờ chúng ta mới nhận thức và tỉnh ra trước vấn đề có tầm chiến lược như vậy. Vẫn nói theo nghị quyết nhưng hành động cụ thể thì chỉ coi văn hóa là chuyện đàn ca, múa hát cho vui, vẫn cứ nhận thức và triển khai đầu tư cho văn hóa chỉ là đầu tư không thu và phải đi sau cùng các khoản đầu tư khác, thậm chí một lĩnh vực có thu rất hiệu quả như công nghiệp văn hóa cũng chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Công nghiệp văn hóa là một ngành kinh tế sáng tạo nhằm khai thác, phát triển các tiềm năng giá trị của văn hóa, thúc đẩy sự sáng tạo đổi mới, củng cố sức mạnh mềm của quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, số hóa và góp phần quảng bá, xây dựng thương hiệu quốc gia, vị thế cho đất nước đã được nhiều nước trên thế giới phát triển từ lâu, được định vị như một lĩnh vực kinh tế chủ chốt từ nhiều năm nay và thu được những kết quả to lớn.

           Ở Việt Nam thì công nghiệp văn hóa mới chỉ ở mức sơ khai, nhỏ lẻ, chưa chuyên nghiệp, nhiều lợi thế tiềm năng có thể tạo ra được lợi nhuận lớn đã không được khai thác. Nguồn thu kinh tế từ văn hóa cũng chưa được bao nhiêu, sự thiếu chuyên nghiệp và lãng phí tiềm năng trong phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam được thể hiện trong sản xuất, kinh doanh và khai thác ở điện ảnh, mỹ thuật, âm nhạc, thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, đặc biệt trong du lịch văn hóa, ngành kinh tế văn hóa có thể lớn mạnh để thúc đẩy công nghiệp văn hóa. Lâu nay chúng ta mới chỉ khai thác quy mô nhỏ lẻ mang tính thời vụ, những cái có sẵn trong thiên nhiên mà chúng ta chưa khai thác được ở mức độ quy mô công nghiệp. Văn hóa sẽ là nguồn lực, chiến lược để phát triển đất nước chúng ta trong thế kỷ XXI.

 

Hoài Thương- VP Đoàn ĐBQH HN


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    CHÚC MỪNG NĂM MỚI - 2025: ĐẨY MẠNH TOÀN DIỆN, ĐỒNG BỘ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC!
     Liên kết website
    Bình chọn
    Đánh giá của bạn về trang thông tin điện tử đoàn ĐBQH và HĐND thành phố Hà Nội
    788 người đã bình chọn
    Thống kê: 5.864.230
    Online: 72