Sáng ngày 30/8/2017, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về “Nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật và cải cách tư pháp”. Tham dự Hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định, cùng các vị đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đại biểu đại diện Ban Dân nguyện, Viện nghiên cứu lập pháp, Bộ Tư pháp, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, các nhà nghiên cứu, chuyên gia, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội phát biểu tại buổi tiếp xúc

 

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, từ tháng 01/2016 đến tháng 8/2017, Thành phố đã ban hành 117 văn bản quy phạm pháp luật (HĐND ban hành 30 Nghị quyết, UBND ban hành 87 Quyết định). Nhiều văn bản đã được UBND Thành phố quan tâm lấy ý kiến rộng rãi nhân dân và Ủy ban MTTQ Thành phố tổ chức phản biện xã hội. Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Thành phố và các cấp đã chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả. Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng; các cơ quan bổ trợ tư pháp có nhiều đổi mới, chất lượng.

Phát biểu tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, trước khi triển khai các quy định của pháp luật cần xác định tầm quan trọng của công tác xây dựng pháp luật. Trên cơ sở đó, cần làm rõ những phản biện, phản hồi của tổ chức, cá nhân chịu sự tác động trực tiếp của các văn bản luật được tiếp thu như thế. Vì sao việc tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động chưa quan tâm góp ý vào các dự thảo. Các đại biểu cũng cho rằng cần có cơ chế, chính sách huy động hiệu quả trí tuệ của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà quản lý, luật sư có uy tín, có trình độ trong hoạt động xây dựng pháp luật; có cách tiếp cận mới trong quá trình làm luật trên cơ sở kinh nghiệm thế giới và quyền của người dân. Phát huy hơn nữa vai trò của đại biểu Quốc hội trong công tác lập pháp; xác định rõ vai trò quan trọng của tòa án trong công tác cải cách tư pháp.

Kết thúc hội nghị, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Ngọ Duy Hiểu cho rằng, so với yêu cầu thì hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp của chúng ta còn những hạn chế; hệ thống pháp luật còn có nhiều nội dung chồng chéo, còn tình trạng Luật chờ Nghị định, Nghị định chờ Thông tư. Cải cách tư pháp để đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân là vấn đề cần đặt ra và thực hiện ngay. Những ý kiến phát biểu, đóng góp tâm huyết, xác đáng của các giáo sư, nhà nghiên cứu tại Hội nghị là cơ sở để Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội ghi nhận, tổng hợp trong quá trình góp ý xây dựng pháp luật, hướng tới một hệ thống pháp luật thực sự dân chủ, vì dân, một nền tư pháp công bằng, dân chủ và hiện đại.

THANH HÀ


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    CHÚC MỪNG NĂM MỚI - 2025: ĐẨY MẠNH TOÀN DIỆN, ĐỒNG BỘ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC!
     Liên kết website
    Bình chọn
    Đánh giá của bạn về trang thông tin điện tử đoàn ĐBQH và HĐND thành phố Hà Nội
    789 người đã bình chọn
    Thống kê: 5.905.527
    Online: 157