Đại biểu Nguyễn Thị Lan bày tỏ sự đồng tình cao với báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Trong báo cáo của Chính phủ cũng đã đưa ra nhiều giải pháp, kế hoạch để tiếp tục ổn định phát triển kinh tế đất nước. Trong đó có đề cập đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Với góc nhìn từ cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học đại biểu Lan tham gia ý kiến về chủ trương khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Chính phủ.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan (Ảnh: Minh Tú)

Sự phát triển thần kỳ của Israel nhờ tạo ra các hệ sinh thái khởi nghiệp năng động nhất bên ngoài nước Mỹ. Sự trỗi dậy của nền công nghiệp và dịch vụ Phần Lan sau cú sốc Nokia, sự ra đời và phát triển vượt bậc của các tên tuổi Facebook, Uber, Alibaba, sự đột phá Star up, sauna, Fibal đã cho thấy khởi nghiệp được coi là một trong những lựa chọn tốt nhất cho ai muốn thay đổi hoàn cảnh, tìm đến tự do trong công việc. Hơn thế, khởi nghiệp còn tạo ra những động lực mới và nguồn lực mới cho phát triển hưng thịnh đất nước, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay và sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Khởi nghiệp có thể được coi là những ý tưởng khởi tạo và hành động trong các lĩnh vực khác nhau hướng tới phục vụ cho cộng đồng, cho xã hội, giải quyết bài toán trước mắt hay lâu dài của xã hội của phát triển kinh tế cộng đồng, của một đất nước, của một ngành hàng. Do vậy, giá trị khởi nghiệp đúng như thông điệp của Thủ tướng Chính phủ không chỉ là thành công tài chính của một dự án kinh doanh mà còn là giá trị xã hội về tính nhân bản đem lại sự khác biệt và được xã hội đón nhận tôn trọng. Chủ trương khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là rất đúng, phù hợp với xu thế thời đại cũng như nhu cầu phát triển của đất nước. Nhưng hiện nay còn khó khăn như chưa chuẩn bị đầy đủ cho nền tảng chung của hệ sinh thái khởi nghiệp. Thực tế cho thấy vấn đề khởi nghiệp không phải là thiếu nguồn vốn tài chính mà là thiếu kiến thức và năng lực, đây là nền móng giúp nhận thức rõ ràng, đầy đủ hơn về khởi nghiệp, từ đó đảm bảo khởi nghiệp đi vào chiều sâu lâu dài và liên tục.

Việt Nam là nước có tiềm năng và lợi thế nông nghiệp nên trong chào lưu khởi nghiệp quốc gia phải lấy khởi nghiệp nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và mỗi xã một sản phẩm làm nền tảng. Tuy nhiên, khởi nghiệp nông nghiệp còn nhiều hạn chế cần được tháo gỡ và hỗ trợ. Khó khăn lớn nhất của khởi nghiệp nông nghiệp là thiếu nguồn nhân lực trẻ có trình độ, thiếu môi trường và các nguồn lực cho khởi nghiệp, rủi ro lớn cả về tự nhiên và thị trường. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của khởi nghiệp đối với sinh viên, thanh niên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665 ngày 30/10/2017 về việc phê duyệt đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 với 3 nội dung lớn là hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp, tạo môi trường khởi nghiệp, hỗ trợ vốn cho các dự án khởi nghiệp. Vì vậy, thúc đẩy khởi nghiệp nông nghiệp phải dựa vào 3 trụ cột.

Đào tạo nâng cao năng lực khởi nghiệp nông nghiệp, tạo dựng môi trường khởi nghiệp tại nông thôn. Hỗ trợ vốn và pháp lý cho thanh niên nông thôn và những người muốn khởi nghiệp nông nghiệp. Đây là khâu đột phá cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới gắn với chủ trương mỗi xã một sản phẩm trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Lực lượng trước mắt để đào tạo nâng cao năng lực khởi nghiệp nông nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo là hàng chục ngàn sinh viên trong khối các trường nông, lâm, ngư nghiệp trên cả nước tốt nghiệp hàng năm. Các trường này cần xây dựng chương trình đào tạo khởi nghiệp bài bản, hệ thống nhằm từng bước đưa tư tưởng khởi nghiệp thấm vào suy nghĩ, đồng thời trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ cho nhân viên khi ra trường. Để những suy nghĩ và nhận thức của họ sẵn sàng biến thành hành động khởi nghiệp, tự tạo ra công ăn việc làm, làm chủ sản xuất, dám chủ động chấp nhận thất bại và rủi ro, góp phần nâng tầm nền nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế, tư tưởng cốt lõi của các chương trình đào tạo này là truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các bạn trẻ, thôi thúc đam mê, sáng tạo, khát vọng làm giàu cho quê hương, đất nước, cho bản thân họ. Nhờ thế văn hóa khởi nghiệp và tinh thần sáng tạo sẽ thực sự trở thành năng lượng sống của thế hệ trẻ học đường.

Đại biểu Quốc hội Đoàn Hà Nội đề xuất 3 vấn đề như sau:

Thứ nhất, Quốc hội và Chính phủ cần xác định khởi nghiệp quốc gia không phải là phong trào, nhà nước cần có chiến lược và chính sách đưa Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp có chiều sâu, thường xuyên, liên tục và bền vững.

Thứ hai, xây dựng chương trình cụ thể để đưa việc đào tạo, nâng cao năng lực, kiến thức khởi nghiệp vào hệ thống các trường nông, lâm, ngư nghiệp và các cơ sở giáo dục có liên quan để thúc đẩy khởi nghiệp nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và mỗi xã là một sản phẩm. Nhờ thế, các trường đại học có thể trở thành trung tâm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Thứ ba, xây dựng môi trường và các nguồn lực tại các vùng nông thôn, miền núi, phục vụ khởi nghiệp nhằm đưa hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia phát triển toàn diện và bền vững.

 

Ngọc Ánh- VP Đoàn ĐBQH HN


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    CHÚC MỪNG NĂM MỚI - 2025: ĐẨY MẠNH TOÀN DIỆN, ĐỒNG BỘ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC!
     Liên kết website
    Bình chọn
    Đánh giá của bạn về trang thông tin điện tử đoàn ĐBQH và HĐND thành phố Hà Nội
    788 người đã bình chọn
    Thống kê: 5.860.467
    Online: 96